TẠI SAO ĂN CHAY CÒN ĂN THỊT CÁ

Mùa Chay (Lent) bắt đầu từ Lễ Tro (Ash Wednesday), kéo dài 40 ngày tới Lễ Phục Sinh (Resurection).
-----------------------------------------------------------------
CHAY VEGETARIANISM

TẠI SAO ĐÃ ĂN CHAY CÒN ĂN THỊT CÁ

TẠI SAO ĂN CHAY CÒN ĂN THỊT CÁ

Trong tiếng Anh chữ Vegetarianism là chủ nghĩa ăn chay, ăn rau quả
Vegetable = rau qủa (Veggie là chữ gọi tắt)
Vegetarian = người ăn chay (rau quả, trái cây) - Món ăn chay - tả về ăn chay vv...
- Đây là cách ăn chay của Phật Giáo, nói rõ hơn là Phật Giáo Bắc Tông (Phật Giáo của Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc)
- Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản........ không ăn chay
- Phật Giáo Nam Tông (Thái, Cambốt, Lào, Miến Điện) ăn chay không tuyệt đối, những nhà sư chỉ ăn 1 bữa 1 ngày, đi khất thực, ai cho gì ăn nấy, không từ chối, không đổ bỏ.
Trước khi so sánh Công Giáo với Phật Giáo Bắc Tông hãy so sánh Phật Giáo các nhánh, các hệ, các tông với nhau trước. Vì sao cũng là Phật Giáo mà
Tây Tạng ăn thịt được? Nhật Bản ăn thịt được?
Người ta so sánh cam với chanh, táo với lê, không ai so sánh táo với chuối hay cam với nho...

CHAY FASTING

- Người Hồi Giáo và Công Giáo không theo chủ nghĩa "Vegetarianism" (ăn rau quả) dù trong Mùa Chay (Lent). Trong "Mùa Chay" của Công Giáo tiếng
Anh không hề gọi là "Vegetarianism", mà gọi là "Fast" hay "Fasting", dịch cho đúng tiếng Việt thì là "kiêng ăn", "kiêng cữ", "giảm ăn", "bớt ăn"
- Chữ "Mùa Chay" chỉ là 1 tên gọi tượng trưng cho 1 mùa Thương Khó của Chúa và người ta phải kiêng ăn, cữ ăn cùng với những ham muốn thường ngày, coi như ngày thường mình thích cái gì, cái gì làm mình vui, mình thích thì "Mùa Chay" mình phải giảm lại, hay từ bỏ để sám hối và hãm mình trong vòng 40 ngày.
TẠI SAO ĂN CHAY CÒN ĂN THỊT CÁ
TẠI SAO ĂN CHAY CÒN ĂN THỊT CÁ
- Như vậy, không hề có chuyện "ăn chay" kiểu "vegetarian" mà là ăn kiêng, ăn bớt, ăn ít và tránh ăn những thức ăn có máu.
Người Công Giáo "ăn kiêng" với cá vì cá là món Chúa và các môn đệ hay ăn, Chúa làm phép cho dân chúng ăn.
- Những người Công Giáo có đọc Thánh Kinh thì sẽ không thắc mắc sao "người Công Giáo ăn chay kỳ cục, ăn chay mà còn ăn cá?"
- Khi người ta so sánh như vậy có nghĩa là người ta đang đem Phật Giáo Bắc Tông ra so sánh....người ta đang đem chủ nghĩa Vegetarian ra so sánh.
- Trong khi đó, Công Giáo không hề có đạo luật cấm ăn thịt. Trong Mùa Chay, người Công Giáo tránh ăn thịt đỏ, thịt đổ máu, cá không nhất thiết phải chặt, chém, đổ máu......mà có thể nấu trực tiếp và người Công Giáo không theo triệt để cách ăn chay vegetarian của Phật Giáo Bắc Tông......
- Công Giáo không ăn chay, Công Giáo ăn kiêng vào Mùa Chay
Cái lý do kiêng cữ là để tẩy rửa linh hồn, để sám hối, để hãm mình khi mình đói mình sẽ có thời giờ để trầm ngâm, đọc kinh, chiêm niệm. Lúc mình kiêng ăn vào "mùa kiêng" là mình để dành phần ăn nhiều thường ngày của mình cho người nghèo ngoài đường, mình kiêng ăn để mình biết nghĩ tới tha nhân, những người đói khổ. chứ không có "Mùa Chay" hiểu theo nghĩa đen chúng ta vẫn dùng trong tiếng Việt cho Công Giáo lẫn Hồi Giáo. Đó chỉ là tên gọi mà thôi.

CHAY RAMADAN

- Người Hồi Giáo, vào mùa Ramadan giống mùa Lent của Công Giáo, họ không hề ăn chay.
- người Hồi Giáo ăn kiêng, từ lúc mặt trời lên và lúc mặt trời lặn, có nghĩa là vào buổi tối họ bắt đầu ăn, ăn bù cho buổi sáng có mặt trời cho nên khi nghe người Hồi Giáo hay Công Giáo nói "tôi đang fast" hay "đang fasting" là chúng ta hiểu họ đang trong mùa "kiêng cữ" chứ không phải "mùa chay"
BREAKFAST trong tiếng Anh:
Breakfast = Bữa ăn sáng
Lunch = Bữa ăn trưa
Dinner = Bữa ăn tối
"fast" là lúc mình nghỉ ăn, hết ăn, từ tối hôm qua.......sáng thức dậy, mình break nó, tiếng Anh break là phá, bể, đổ, hư. Như vậy sau 1 đêm không ăn uống (fast) hay (fasting) thì người ta "break" (phá) cái "fast" để ăn. Nên chúng ta mới có break+fast = Breakfast = bữa ăn sáng. Hiểu theo nghĩa bữa ăn phá thời gian nhịn đói, kiêng cữ.
Đó là lý do vì sao người Công Giáo gọi là "fast" hay "fasting", mùa kiêng cữ, mùa hãm mình chứ không phải "mùa chay" hiểu theo nghĩa "ăn chay không ăn thịt".
TẠI SAO ĂN CHAY CÒN ĂN THỊT CÁ
TẠI SAO ĂN CHAY CÒN ĂN THỊT CÁ
-----------------------------------------------------------------
Nhiều nguời không hiểu về Phật Giáo các tông, nên vẫn còn đem "Chay" Công Giáo và Phật Giáo ra so sánh nhưng nếu tìm hiểu thì sẽ thấy mọi thứ rất hợp tình hợp cảnh.
- Phật Giáo Tây Tạng không cấm ăn thịt....Vì sao?
Họ đọc hiểu Kinh Phật theo ý nghĩa khác, giải thích khác và họ sống trên thảo nguyên sa mạc miền ôn đới quanh năm tuyết phủ, giá lạnh chẳng có cây
cối gì mọc, thì họ ăn chay làm sao?
- Phật Giáo Phật Bản cho ăn cá và chim... Vì sao?
Nhìn đảo quốc Nhật Bản thứ gì dễ tìm nhất? chim và cá thường sống ở đâu?
Nhật hay động đất, nuôi gia súc và bắt cá bắt chim, cái nào nhanh và tiện hơn?
tới thế kỷ 18-19 văn hóa Âu Châu tràn vào thì ngùoi Nhật mới bắt đầu ăn thịt bò, heo, gà.......trước đó chỉ có cá và chim.
- Phật Giáo Nam Tông (Thái, Lào, Miên, Miến Điện), họ phải khất thực nên luật đề ra 1 ngày chỉ ăn 1 lần...Có phải đúng không?
Vì 1 ngày dễ dàng xin được bao nhiêu lần? Và họ phải ăn hết, không được bỏ dù gia chủ có cho thịt, theo giải thích thì không phải chính tay mình giết, không có mục đích giết thì ăn không sao.
TẠI SAO ĂN CHAY CÒN ĂN THỊT CÁ
TẠI SAO ĂN CHAY CÒN ĂN THỊT CÁ
- Phật Giáo Bắc Tông (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam)?
Đây là nhánh và phái lớn mà người VN quen và họ cũng ăn chay triệt để thể theo chỉ ăn rau qủa, cây trái, không sát sinh. Nên từ đây, người VN hay đem
Phật Giáo và Công Giáo ra so sánh về chuyện "ăn chay" rồi cho là "Công Giáo ăn chay kỳ cục, sao ăn chay, còn ăn cá"??????
- Ngoài tôn giáo, chúng ta nhìn thổ nhưỡng, lịch sử sẽ thấy tầm ảnh hưởng rất quan trọng, mỗi tôn giáo có giải thích riêng của họ, rất hợp tình hợp cảnh.
- Công Giáo như đã nói "không ăn chay" (vegetarian) mà là kiêng ăn (fasting), 2 cái hoàn toàn khác nhau.
- Khi mình vào bệnh viện, bác sĩ nói mình cần "fast" trước khi uống thuốc, trước khi mổ chứ không có bác sĩ nào nói mình chỉ đưộc ăn chay không ăn thịt trứớc khi mổ. Vì 2 cái "chay" (vegie) và "kiêng/cữ" (fasting) có 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau
Từ đây ta chắc dù Công Giáo hay không, cũng sẽ hiểu và phân biết 2 chữ "ăn chay" và "ăn kiêng" nó như thế nào.

 

 
Prev

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH GALA CHUYÊN NGHIỆP

Next

REVIEW ĐIỂM ĐẾN TẠI ĐÀ LẠT

...